Vai trò quan trọng nhất của làn da chính là làm hàng rào bảo vệ cơ thể với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, để giữ được một làn da luôn khỏe khoắn, sáng mịn chúng ta cần quan tâm đến độ pH của làn da, luôn giữ cân bằng độ pH để da không bị tác động xấu từ bên ngoài môi trường. Có rất nhiều các yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ pH của làn da. Giá trị pH của da rất dễ bị thay đổi, nó có thể tạm thời thay đổi sau khi tiếp xúc với nước, sữa rửa mặt hay các loại mỹ phẩm chăm sóc da khác. Độ pH của da cũng có xu hướng sẽ tăng lên khi chúng ta già đi. Bài viết này, Rose de Mai sẽ giúp cho các bạn hiểu thêm về độ pH của da là gì và tầm quan trọng của nó.
1. Độ pH là gì?
PH là viết tắt của Potential Hydrogen, chỉ hoạt động của các phân tử hydro ion trong các dịch lỏng. Đây là một con số chỉ định cho thấy một chất liệu nào đó có tính axit hay tính kiềm, dựa trên thang đo từ 0 độ đến 14 độ. Trong đó, độ pH bằng 7 (của nước tinh khiết) được xem là độ pH trung bình. Còn nếu độ pH nhỏ hơn 7 thì là axit và lớn hơn 7 là kiềm.
Độ pH của da
Độ pH trong mỗi thực thể sống là khác nhau, được gọi là độ pH cân bằng đối với thực thể đó. Khi có độ pH cân bằng, môi trường vi sinh nơi thực thể sống tồn tại được ổn định. Trên da của chúng ta cũng vậy, giá trị pH tối ưu của da nằm trong khoảng từ 4,7 đến 5,75. Dựa vào thang đo nồng độ pH, chúng ta có thể biết được da của chúng ta có tính acid. Tính acid nhẹ của bề mặt da rất quan trọng và có ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của da. Acid trên bề mặt giúp kiểm soát tốt hệ vi sinh vật hoạt động trên da cũng như các hỗ trợ trong quá trình sinh lý quan trọng bên trong như hình thành nên cấu trúc tối ưu của hàng rào lipid và cân bằng nội môi để ngăn chặn các gốc tự do. Gốc tự do là nguyên nhân chính khiến cho da của bạn bị nhanh lão hóa. Độ pH của da không cố định ở mỗi người và có thể thay đổi do nhiều yếu tố khác nhau như stress, sức khỏe, độ ẩm, môi trường, các sản phẩm dưỡng da…
Tuy nhiên, có thể hơi khó khăn để duy trì sự ổn định pH và làm thế nào để bạn có thể duy trì độ pH của da mà không làm tổn hại da? Để trả lời những câu hỏi này bạn có thể tham khảo bảng thước đo độ pH và tình trạng da đi kèm.
- Độ pH dưới 4.7: Tại mức pH này, da có tính acid, thường là những làn da nhạy cảm, hay bị kích ứng, mẩn đỏ, người có làn da dầu, mụn ẩn
- Độ pH trong khoảng từ 4.7 đến 5.75: Đây là khoảng độ pH tối ưu của làn da. Do vậy, da bạn lúc này rất tươi khỏe và sáng mịn
- Độ pH trên 5.75: Da lúc này có tính kiềm cao, da sần sùi, khô, dễ bị mẩn đỏ, da cực kỳ nhạy cảm, dễ bị tác động dưới ánh sáng mặt trời
Việc cân bằng độ pH của da quan trọng như thế nào?
Da là tạng có kích thước lớn nhất trên cơ thể con người. Da có chức năng là một lớp màng bảo vệ trên bề mặt, một hàng rào axit. Lớp phủ axit sẽ phối hợp với các thành phần bài tiết tự nhiên trên da như mồ hôi, cholesterol, enzyme và thậm chí là dầu nhờn của chính da để bảo vệ da và cơ thể khỏi các mối đe dọa bên ngoài. Khi da bị tổn thương do một trong các trường hợp như bị chấn thương, bỏng. Khi đó màng bảo vệ của da bị mất, đây sẽ là “cửa ngõ” cho các vi sinh vật tấn công vào cơ thể, đặc biệt là gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết.
Mặt khác, độ pH của da có tính axit nên nó cũng đóng một vai trò trong việc giữ cân bằng cho hệ vi sinh vật thường trú tại chỗ. Chính các lợi khuẩn sinh sống trên da này góp phần tạo ra môi trường có tính axit, giúp tiêu diệt các mầm bệnh có hại cho da.
Trong trường hợp độ pH của da bị mất cân bằng và rối loạn liên tục ở mức độ mạnh có thể dẫn đến một số tình trạng xấu hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng da. Bạn có thể thường gặp nhất là chứng rối loạn da và cảm giác khô, căng tức khi sử dụng sữa rửa bằng xà phòng có tính kiềm cao. Thêm vào nữa, sức đề kháng của da sẽ trở nên suy yếu, da dễ bị tổn thương bởi các yếu tố bên ngoài tác động, có thể gây ra mụn, bệnh chàm, mẩn đỏ và làm da nhạy cảm.
Những yếu tố ảnh hưởng đến độ pH của da
Việc duy trì sự cân bằng độ pH của da là rất quan trọng đối với sức khỏe của làn da. Đặc biệt đây cũng là mối quan tâm lớn của những người đang bị mụn trứng cá. Dưới đây là một vài yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến độ pH của da bạn nên tham khảo:
Nước
Nước có giá trị pH là 7 thuộc loại trung tính. Vì độ pH của nước cao hơn da do vậy khi bạn biết xúc trực tiếp với nước có thể làm tăng độ pH của da. Chỉ cần da của bạn được rửa bằng nước một mình, độ pH của da ngay lập tức sẽ bị tăng tạm thời. Tuy nhiên, nước hầu như không có gây hại đến da vì độ pH của nước không qua cao so với pH của da. Nhưng trong các trường hợp khác, khi bạn sử dụng một số sản phẩm làm sạch có giá trị pH cao hơn sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến làn da của bạn.
Các sản phẩm làm sạch da
Sử dụng các sản phẩm làm sạch da cũng có thể làm thay đổi giá trị pH của da. Thông thường xà phòng có độ pH khá cao từ 9-11 (mang tính kiềm), do đó khi chúng ta rửa tay bằng xà phòng sẽ làm cho độ pH trên bàn tay tăng khoảng 3 đơn vị. Cho ví dụ, nếu độ pH trên bàn là 5,5 trước khi rửa, thì sau khi sửa, độ pH sẽ tăng lên 8,5. Tuy sự thay đổi này chỉ là tạm thời, nhưng để pH của da cân bằng lại có thể sẽ phải mất nhiều giờ. Sự thay đổi của độ pH sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự cân bằng của các vi sinh vật trên da, kể cả sinh vật có lợi.
Tuổi tác
Nước và các sản phẩm làm sạch da chỉ làm thay đổi độ pH của da trong một khoảng thời gian ngắn. Còn khi tuổi càng cao, quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh, nó có tác động lâu dài đến độ pH. Điều này có thể thấy đặc biệt rõ rệt ở người già có độ pH da cao hơn ở trẻ em.
Những yếu tố khác
- Mụn.
- Ô nhiễm không khí.
- Thay đổi theo mùa, độ ẩm của không khí.
- Mỹ phẩm.
- Tiếp xúc với ánh nắng nhiều.
- Các bệnh lý như chàm.
2. Điều gì xảy ra nếu da bạn bị mất cân bằng độ pH của da?
Độ pH của da có liên quan mật thiết tới màng acid bảo vệ da (hàng rào hóa học). pH cân bằng giúp ổn định hệ vi khuẩn thường trú ( hàng rào sinh học) duy trì hoạt động chức năng các tế bào ở mức tối đa, tiếp nhận dưỡng chất đầy đủ. Khi đó, bạn sẽ có một làn da bóng mượt, khỏe mạnh.
Tính acid là đặc trưng của hàng rào hóa học trên da, giúp da chống lại sự sinh trưởng của các vi khuẩn gây hại, virus, nấm… đây là những yếu tố gây viêm nhiễm và các rối loạn trên da. Màng acid cần được bảo vệ đặc biệt xung quanh các vùng bị tổn thương vì tính acid là điều kiện cần để diễn ra các phản ứng sinh học nhằm phục hồi các tổn thương.
Khi lớp hàng rào này mất cân bằng kéo dài, 4 vấn đề nảy sinh như sau:
- Nước thoát hơi qua da làm mất nước bề mặt, làn da thiếu ẩm trở nên khô nhám, bong vảy, nhạy cảm
- Da bị tấn công bởi các yếu tố kích thích từ môi trường gây kích ứng, đặc biệt là vi khuẩn, virus có thể gây viêm. Biểu hiện trên da là nổi mề đay hoặc các mảng sần hoặc mảng đỏ sẫm. Da có thể nổi mụn các dạng, bao gồm cả viêm đỏ hoặc thậm chí bị nhiễm trùng.
- Cấu trúc dưới da và liên kết các tế bào trở nên lỏng lẻo, da không còn đồng nhất căng mượt mà trở nên gập ghềnh, chùng nhão, teo mỏng.
- Các đầu cảm thụ thần kinh bị đẩy lên phía trên thượng bì gây nguy cơ kích ứng, nóng rát, ngứa… rất cao. Đây là lý do tại sao da quá khô bề mặt (tổn thương màng acid), ta thường cảm thấy châm chích hoặc nóng rát cùng một lúc ngay sau khi vừa bôi sản phẩm.
3. Làm cách nào để đo độ pH của da?
Sử dụng que đo pH
Bạn có thể tự mua que đo để xác định độ pH cho làm da của mình. Để có kết quả chính xác nhất, bạn nên mua bộ dụng cụ đo pH dành riêng cho làn da
Kiểm tra bởi bác sĩ da liễu
Bạn có thể đến các bác sĩ da liễu để làm các xét nghiệm về da. Đồng thời, bác sĩ sẽ tư vấn và giúp bạn lựa chọn những loại mỹ phẩm và các dịch vụ chăm sóc da phù hợp nhất.
Quan sát và ước tính
Thông qua việc quan sát làn da từ bên ngoài bạn cũng sẽ có một số dấu hiệu giúip bạn nhận biết độ pH của da. Nếu da mềm mại, không khô ráp có thể được xem là có độ pH cân bằng. Ngược lại, da kích ứng, nổi nhiều mụn trứng cá, da khô, bong tróc có thể là dấu hiệu độ pH của da thay đổi – nghiêng về tính kiềm nhiều hơn.
4. Cách giúp cân bằng độ pH trên da
Rửa mặt bằng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ với da
Bạn nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn cho mình những loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, được sản xuất, đặc chế từ các loại thực phẩm thiên nhiên lành tính. Nước cũng có thể ảnh hưởng đến độ pH trên da bạn nên sửa rửa mặt có tính kiềm càng cao thì sẽ có nguy cơ khiến bạn dễ bị kích ứng bấy nhiêu. Nhiều loại sữa rửa mặt có tính axit nhẹ sẽ có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị tình trạng mụn trứng cá.
Sử dụng toner
Sử dụng toner sau bước rửa mặt có thể giúp làn da của bạn trung hòa những chất có tính kiềm gây tác động xấu cho da và làm tối ưu hóa độ pH của da.
Dưỡng ẩm cho da
Có một số sản phẩm dưỡng ẩm dang dầu, kem hoặc gel cho da mà bạn có thể lựa chọn. Thậm chí bạn có thể điều chỉnh loại dưỡng ẩm theo mùa.
Tẩy tế bào chết
Nên tẩy tế bào chết cho da mỗi tuần một lần với các sản phẩm tẩy tế bào chết dịu nhẹ.
Chăm sóc da với những sản phẩm làm sạch và sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có thể giúp cho làn da của bạn giữ được độ pH ở mức cân bằng và khỏe mạnh. Nếu có bất cứ những vấn đề thắc mắc hay bận tâm về da như các tình trạng mụn, viêm da thì bạn vẫn nên đến bác sĩ da liễu để được thăm khám và tư vấn kỹ lương hơn.
Tóm lại, chúng ta cần phải hiểu rõ về độ pH của da và các cân bằng độ pH đê giữ cho làn da của bạn luôn khỏe mạnh. Khi hàng rào bảo vệ được ổn định, da của bạn sẽ có thể chống lại các tác động xấu từ môi trường hoặc các tác nhân khác. Để được tư vấn thêm về các vấn đề liên qua đến da cũng như book lịch chăm sóc da, bạn hãy liên hệ với Rose de Mai Skincare & Spa để được đội ngũ nhân viên chúng tôi giải đáp ngay nhé.
Địa chỉ liên hệ : 24/4 Phạm Ngọc Thạch, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM, Việt Nam
Hotline tư vấn: (+84) 28 3636 2935 hoặc (+84) 96 1646244
Website: https://rosedemai.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/rosedemaispa