Điều trị nám da là một trong những vấn đề được nhiều chị em đề cập đến trong các hội nhóm, blog làm đẹp. Nám da là tình trạng rối loạn các sắc tố trên da. Biểu hiện của nám da bắt đầu ở nữ giới ngoài 30 tuổi, đặc biệt là chị em sau sinh hoặc đang trong giai đoạn tiền mãn kinh. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nám da do vậy để điều trị nám da hiệu quả, chúng ta cần phải hiểu được bản chất của nám da là gì? Phân loại các dạng nám da,… Từ đó, kết hợp các phương pháp cũng như các hoạt chất khác nhau để điều trị nám da một cách hiệu quả nhất. Hay cũng Rose de Mai tìm hiểu về tình trạng nám da và các giải pháp điều trị nám da nhé.
Nám da là gì?
Nám da hình thành khi melanin được tổng hợp mạnh trong da và vận chuyển dần lên bề mặt gây ra các mảng đốm sẫm màu và có sự thiếu đồng nhất về săc tố da. Hiểu một cách đơn giản nám da là một rối loạn sắc tố da với sự xuất hiện các đốm màu nhạt, nâu sẫm hay xám xanh ở trên da. Nám có thể xuất hiện dưới dạng những mảng phẳng hoặc các đốm tương tự như tàn nhang ở nhiều khu vực có sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời như khuôn mặt (hai bên gò má, cằm, trán, môi), vùng cánh tay, ngực, cổ.
Nám có thể gặp ở cả nam và nữ giới tuy nhiên tỉ lệ bị nám ở nữ chiếm 90% còn nam giới chỉ 10%. Phụ nữ trong độ tuổi từ 20-50 là đối tượng dễ bị nám nhất. Theo một số kết quả được thống kê, nám da rất phổ biến với tỉ lệ:
-
15-50% phụ nữ mang thai mắc phải tình trạng này.
-
1,5-33% dân số có thể bị nám da và tập trung ở độ tuổi sinh sản, hiếm khi xuất hiện ở độ tuổi dậy thì.
Kích thước của những đám nám da khác nhau tùy theo từng cơ địa xuất hiện. Nó có thể là mảng lớn hoặc những chấm nhỏ li ti. Nám da cũng có thể lan rộng ra xung quanh nếu bạn không biết cách bảo vệ và chăm sóc da hợp lý.
Nguyên nhân hình thành nám da
Thông thường nám da được hình thành từ một hoặc một số nguyên nhân ngoại sinh và nội sinh dưới đây:
1. Ngoại sinh:
Là những tác động từ bên ngoài kích thích sản sinh melanin, bao gồm:
– Tiếp xúc ánh nắng mặt trời có cường độ mạnh trong quãng thời gia dài là nguyên nhân chính trong việc hình thành nám. Các bức xạ và môi trường ô nhiễm làm tăng gốc tự do dẫn đến sự oxy hóa mạnh trong da, kéo theo các tổn thương DNA, đẩy hanh tốc độ lão hóa da và kích thích tế bào sắc tố melanocyte sản sinh melanin quá ngưỡng.
– Viêm da, nhiêm trùng sa do sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, nhiễm corticoids.. Phản ứng viêm trên da sẽ kích thích tăng sinh melanin từ tế bào melanocyte và kéo chúng tới khu vực quanh vùng da bị viêm sưng.
– Dị ứng, kích ứng da tại chỗ sau peel quá ngưỡng, bỏng laser. lăn kim… Những kích ứng này kích thích sinh histamin và một số chất gây viêm khác tác động tới melanocyte làm tăng sinh melanin
– Trao đổi chất mất cân bằng gây nên thiếu hụt các chất thiết yếu như vitamin B9, B12, kẽm,… suy giảm miễn dịch, mất đi hàng rào bảo vệ tự nhiên của da và là yếu tố kích thích melanin.
– Sử dụng thuốc điều trị bệnh làm da nhạy cảm với ánh nắng hơn: kháng sinh, động kinh, lợi tiệu, dạ dày, xương khớp,…
2. Nội Sinh:
Nội tiết tố mất cân bằng, cụ thể là hormone MSH (Melanocyte Stimulating Hormone) là hormone kích thích sản sinh melanin dưới da hoạt động bất thường mà nguyên nhân là do estrogen – yếu tố kiếm soát MSH – không ổn định. Estrogem chịu sự tác động của các yếu tố dưới đây:
– Mang thai/ Tránh thai/ thụ tinh ống nghiệm
– Các rối loạn nội tiết bao gồm rối loạn thời kỳ mãn kinh
– Suy giảm miễn dịch cơ thể do stress, tuổi tác
– Sử dụng kháng sinh, chống trầm cảm, cortison…
Tăng sắc tố và các loại nám da
Tăng sắc tô da là hiện tượng làn da sản xuất nhiều hạt melanin hơn, các hạt melanosome tối màu tụ thành những đốm, mảng melanin đậm màu hơn so với các da nguyên thủy so với những vùng da xung quanh. Tăng sắc tố thường xảy ra ở người trường thành, tuổi từ 25 trở đi, đặc biệt khi da bị tổn thương hoặc bị tác động nghiêm trọng bởi các tác nhân gây hại từ môi trường
Tăng sắc tố tồn tại ở các dạng: nám mảng, nám đốm, tăng sắc tố sau viêm ( Ví dụ: sau mụn, sau bọng, sau chấn thương, sau kích ứng, ban đỏ..) và nám hỗn hợp
1. Nám mảng:
– Mảng da đậm màu, nâu nhạt hoặc ngả xám, loang ca phê, thường xuất hiện ở gò má cằm, sống mũi, mép và trán, ranh giới không rõ ràng. Nám thường đối xứng nếu nguyên nhân từ mất cân bằng nội tiết và không đối xứng nếu nguyên nhân chủ yếu do ngoại sinh
– Nám mảng có thể hình thành ở các vị trí nông sâu khác nhau trong da, tức là tại thượng bì hoặc trung bì. Để xách định cần soi da qua ánh sáng UV hoặc đèn Wood lamp. Với nám mảng nông thượng bì, khi soi dưới ánh đèn UV, nám có màu khá nhạt và đậm màu hơn khi hình thành từ trung bì.
2. Nám đốm:
– Đốm sẫm màu nâu, xám hoặc nâu đen, tồn tại độc lập theo từng nốt nhỏ ranh giới rõ ràng, chân nám nằm sâu và đậm màu dần theo tuổi tác. Nám này thường có màu đậm hơn nám mảng. Nám màu xám và đen có chân sâu hơn nám đốm màu nâu.
– Mức độ sâu của chân nám được thể hiện qua màu sắc khi soi UV. Chân nám càng sâu, màu nám càng đậm, thậm chí chuyển màu dạng đen.
3. Tăng sắc tố sau viêm:
– Tổn thương dạng đốm dẹt đổi màu dần, thường có màu hồng đến đỏ, nấu hoặc đen, xuất hiện sau khi viêm đã lành
– Cơ chế hình thành: Tăng quá mức sử sản xuất sắc tố melanin và phân bố không đồng đều của các hạt sắc tố sau quá trình viêm, biểu hiện nghiêm trọng hơn ở da tối màu hoặc khi viêm sâu kéo dài
– Màu đậm hơn khi tiếp xúc ánh nắng
– Nằm ở thượng bì, trung bì hoặc hỗn hợp ở cả 2 lớp da này tùy vào tổn thương diễn ra ở lớp nào của da
– Có khả năng tự thoái lui cùng quá trình thay mới tế bào.
4. Nám hỗn hợp:
– Là hỗn hợp các loại nám được đề cập trên đây tồn tại đan xe nhau tạo nên mảng sẫm, không đồng nhất, rành giới không rõ, khi soi dưới đèn UV sẽ phân biệt được rõ nám đốm hay nám mảng
– Phần nám mảng sẽ có màu sáng hơn phần đóm chân sâu hoặc đốm do tăng sắc tố sau viêm
Nguyên lý diều trị nám da
– Hãy coi da bị nám là làn da đang có sự tổn thương và đối xử với nó như một làn da nhạy cảm vì về bản chất khi có tổn thương mới có melanin tăng sinh và được đẩy lên để bảo vệ. Các giải pháp lột, tẩy, peel, laser, xâm lấn khác… Cần được cân nhắc dựa trên độ khỏe yếu của da.
– Một khi tế bào sắc tố melanocyte đã được kích hoạt, nhất là khi tổn thương chưa được chữa lành, melanin sẽ không ngừng tăng sinh. Để có kết quả rõ rệt thì điều không thể thiếu là cần liên tục ức chế sự sản xuất melanin mới. Tuy nhiên, các hoạt chất ức chế mạnh đôi khi có nguy cơ gây kích ứng da, đặc biệt khi điều trị nám trên nền da nhạy cảm. Cần cân đối hài hòa giữa mục tiêu ức chế melanin với phục hồi làn da khỏe mạnh.
– Hiểu rõ loại nám đang điều trị, hình thái của nám, vị trí của chân nám và đặc điểm nền da ( bằng thiết bị soi da) để xác định thứ tự mục tiêu điều trị nám da đồng thời dự đoán được sự chuyển biến của nám để dễ phối hợp với người được điều trị nám da một cách tốt nhất.
– Hiểu nguyên nhân hình thành nám đang điều trị để kiểm soát mức độ cải thiện. Nguyên nhân ngoại sinh để được kiểm soát mức độ cải thiện. Nguyên nhân ngoại sinh dễ được kiểm soát hơn nội sinh nên kết quả có thể đạt cao hơn
– Ánh nắng và các bức xạ ánh sáng đóng vai trò lớn hơn trong quá trình điều trị nám da. Sẽ không có kết quả nếu làn da nám không được bảo vệ tối ưu
Mục tiêu điều trị nám da ở các tầng của nám
1. Sửa chữa tầng sâu:
Bằng cách tác động đến các tế bào thượng bì và cấu trúc trung bì để cân bằng các hoạt động chức năng da và ngăn chặn sản xuất melanin quá ngưỡng, cụ thể:
- Liên tục làm khỏe da, sửa chữa tổn thương DNA và màng tế bào
- Tăng sinh tế bào mới, củng cố cấu trúc da và hệ thống miễn dịch.. để đảm bảo da khỏe mạnh
- Ức chế men Tyrosinase, hạn chế sự hình thành của enzyme này trong tế bào sắc tố Melanocyte
- Ức chế sự tổng hợp melanin trong melanosomes và vận chuyển chúng vào tế bào tạo sừng keratinocyte cũng như vận chuyển lên bề mặt da
- Tăng tổng hợp Pheomelanin, giảm tổng hợp Eumelanin để làn da sáng từ bên trong
2. Bảo vệ:
Bằng cách tạo lớp bảo vệ cho da, bao gồm cả việc củng cố lớp màng bảo vệ cho da, bao gồm cả việc củng cố lớp màng bảo vệ tự nhiên do chính làn da sản sinh ra. Nhờ lớp màng bảo vệ, da không bị các tác động xấu từ ngoại sinh gây tổn thương – nguyên nhân dẫn đến kích thích tăng sinh melanin. Cụ thể:
- Bảo vệ làn da khỏi các bức xạ, bao gồm bức xạ của UV, HEV (ánh sáng xanh) và IR (Hồng ngoại)
- Chống lại sự xâm nhập của các tác nhân từ môi trường có nguy cơ gây viêm như bụi bẩn, vi khuẩn, virus,… đồng thời ngăn chặn sự mất nước qua da làm suy yếu cấu trúc da
- Chống oxy hóa các lipids trê, nhờ đó làn da không bị tổn thương hoặc suy giảm miễn dịch – một trong những nguyên nhân gây tăng sắc tố.
3. Thay mới và tái tạo
- Bóc tách, loại bỏ lớp tế bào nhiễm melanin bề mặt
- Thúc đẩy vận chuyển, thay mới các tế bào đã biệt hóa chứa melanin
Các hoạt chất điều trị nám da phổ biến trong mỹ phẩm
- Kojic acid: Ức chế tyrosinase, tác dụng là gây viêm da tiếp xúc kích ứng
- Galic acid, Phytic acid, Bearberry (họ dâu tằm), cam thảo: chống oxy hóa và ức chế enzyme Tyrosinae
- Arbutin: Làm sáng da nám nhờ khả năng ức chế mạnh enzyme Tyrosinae
- Tranexamin acid: Thành phần chống đông máu trong thuốc, có tác dụng trị nám da
- Azelaic acid: Loại bỏ sừng hóa, làm sáng và ức chế Tyrosinae
- Glycolic acid: Loại bỏ lớp sừng và melanin bề mặt, phân tán melanin ở lớp đáy, giảm sắc tố quá mức
- Hexylresorcinol: Một dạng lipid phenolic từ ngũ cố có đặc tính chống oxy hóa, giúp sáng và đều màu da
- Retinoids: Chống oxy hóa, ức chế nám, đẩy nhanh tốc độ thay tế bào mới, điều trị nám da bề mặt
- Niacinamide (B3): Thành phần Nicotinamide có trong B3 sẽ giúp sửa chữa tổn thương DNA, ngăn ngừa vận chuyển melanin trong da để giảm bớt sự hình thành nám
- Ascorbic acid (vitamin C): Bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, giảm tăng sắc tố sau viêm, ức chế hình thành nám và đồng thời làm sáng da nám
- Glutathione: Chống oxy hóa mạnh, ức chế Tyrosinae, chống lại quá trình kích hoạt sắc tố trong da và chuyển đổi màu melanin từ Eumelanin (màu tối đậm) sang Pheomelanin (màu nhạt)
- Hydroquinone: Hoạt chất được đánh giá là hiệu quả nhấ trong điều trị nám da nhờ khả năng ức chế mạnh sự hình thành nám trong tế bào melanocyte đồng thời kiểm soát và điều chỉnh tế bào này. Tuy nhiên, hoạt chất này cũng có những tác dụng phụ gây kích ứng dội ngược sắc tố,..
- Octocrylene, Octyl salicylate, Oxybenzone: Các hoạt chất chống nắng bảo vệ da trước UVA, UVB
Tóm lại, nám da là tình trạng tăng sắc tố, rối loạn sắc tố trong da do lượng melanin được sản sinh ra nhiều và đẩy dần lên bề mặt hình thành. Chúng ta cần chăm sóc và quan tâm làn da của mình một cách kỹ lưỡng để bảo vệ da khỏi các tác động gây tăng sản sinh melanin, ngăn chặn tình trạng nám da xảy ra, giúp da luôn sáng mịn và khỏe mạnh. Rose de Mai Skin & Spa là nơi đi đầu về chất lượng và các dịch vụ spa điều trị và chăm sóc da. Tại đây, các Bác sĩ, chuyên viên sẽ thăm khám và thực hiện các liệu trình chi tiết, sử dụng công nghệ tiên tiến hàng đầu giúp bạn có được một làn da khỏe đẹp trên cả mong đợi. Để được tư vấn và hỗ trợ về bất kỳ vấn đề liên quan đến da, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới:
Địa chỉ liên hệ : 24/4 Phạm Ngọc Thạch, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM, Việt Nam
Hotline tư vấn: (+84) 28 3636 2935 hoặc (+84) 96 1646244
Website: https://rosedemai.vn